Làm sao để trẻ em học được bảng chữ cái tiếng Nhật?

Làm sao để trẻ em học được bảng chữ cái tiếng Nhật?

Ngày nay, do nhu cầu cho trẻ học thêm ngôn ngữ thứ hai từ khi còn nhỏ, tiếng Nhật ngày càng được các phụ huynh tin tưởng lựa chọn, cho tiếp cận tới chính con em mình mặc dù biết rằng đây là một trong những ngôn ngữ khó học bậc nhất thế giới, khó gấp 2 lần tiếng Anh mà các em đang phải học bắt buộc ở bậc tiểu học và trung học. Vậy điều gì khiến tiếng Nhật lại trở nên “khó nhằn” như vậy? Và bằng cách nào mà trẻ em Nhật Bản vẫn hoàn thành xuất sắc ngôn ngữ mẹ đẻ của mình? Hãy để Nagomi giới thiệu sâu hơn cho các bậc phụ huynh về bảng chữ cái tiếng Nhật mà con em mình đang phải “đối mặt” và cách trẻ em Nhật “vượt rào” như thế nào nhé!!!

  1. Bảng chữ cái tiếng Nhật là gì?

Không nhắc tới trường hợp “học bồi” tiếng Nhật, thì trẻ em hay người lớn khi tiếp cận ngôn ngữ này, bước đầu sẽ phải tìm hiểu rất kỹ về bảng chữ cái tiếng Nhật. Vậy tại sao bảng chữ cái tiếng Nhật lại “ác mộng” đến vậy? Vì khác tiếng Việt chỉ có một bảng chữ cái gồm 29 chữ cái theo hệ thống chữ latinh thì tiếng Nhật quả khiến người khác đau đầu khi có tới tận 2 bảng chữ cái cơ bản là Hiragana và Katakana. Không dừng lại ở đó, các bé còn phải làm quen với bảng Kanji có tới hơn 2000 chữ siêu siêu cấp khó nhớ. Nhưng ba mẹ đừng quá lo, lũ trẻ vẫn có thể thể hiện một cách xuất sắc khiến bố mẹ kinh ngạc đó.

bảng chữ cái tiếng Nhật

Chúng ta sẽ tìm hiểu qua về hai bảng chữ cái cơ bản của tiếng Nhật trước nhé!

Bảng chữ cái cơ bản tiếng Nhật Hiragana hay chính là bảng chữ mềm, gồm 5 hàng: a. i. u, e, o với tổng cộng 48 ký tự. Nếu bảng Kanji có tác dụng cấu tạo nên ý nghĩa của câu thì Hiragana lại có công dụng hình thành ngữ pháp, biểu thị mối quan hệ, chức năng cho các chữ Hán để tạo nên một câu có nghĩa hoàn chỉnh.

Ví dụ : Chữ Hán “thực” (食), thêm Hiragana vào, ta sẽ có :

食べる nghĩa là “ăn”

食べている là “đang ăn”

食べたい là “muốn ăn”

食べた là “Đã ăn”

食べて là “ăn đi!”

食べない là “không ăn”

Nhìn vào ví dụ trên, ta có thể thấy được vì sao toàn bộ những trợ từ của ngôn ngữ Nhật đều là Hiragana

Ngoài ra, một số âm ghép, âm ngắt, trường âm được cấu thành chủ yếu bằng việc thêm một vài yếu tố vào bảng chữ cái tiếng Nhật cơ bản Hiragana. Nagomi sẽ giới thiệu kỹ hơn về phần này ở một bài viết khác.

Có bảng chữ mềm thì ắt sẽ có bảng chữ cứng đó chính là bảng Katakana. Sở dĩ gọi là bảng chữ cứng vì Katakana có cấu trúc tương tự như Hiragana nhưng các đường nét của chữ cái trong bảng cứng cáp hơn. Ngôn ngữ Nhật sẽ dùng tới bảng chữ cứng cho các từ đi mượn, nhưng chủ yếu là mượn từ tiếng Anh và tiếng Pháp.

Cũng tương tự như bảng chữ cái tiếng Nhật cơ bản Hiragana, Bảng Katakana cũng có đủ hệ thống các trường âm, âm ghép và âm ngắt.

  1.   Cách học bảng Kanji của trẻ em Nhật

Chữ Kanji hay chính là bảng chữ Hán. Trẻ em Nhật Bản sẽ học bảng chữ này trong suốt 6 năm tiểu học, làm quen với hơn 1000 chữ Kanji. Các em cũng sẽ được chia cấp độ từ dễ đến khó, khả năng đọc của các bé được cải thiện đáng kể trong thời gian này. Trẻ em Nhật Bản đã áp dụng những phương pháp dưới đây để có thế nhớ chữ Hán ngay từ lần đầu

Bảng chữ cái Kanji

Hơn cả việc học thuộc bảng chữ cái

Chúng ta đều biết rằng học vẹt chỉ giúp ta nhớ được kiến thức một cách tạm thời và theo một hệ thống có thứ tự đầu cuối như khi ta học vẹt. Bạn sẽ hoàn toàn bị choáng, không bắt kịp và thậm chí quên sạch khi thứ tự chữ cái trong bảng bị đảo lộn. Tương tự như việc học bảng cửu chương của trẻ, chúng có thể đọc vanh vách từ bảng nhân 2 đến bảng nhân 9 mà không bị vấp một tí nào. Nhưng ngay sau đó chúng sẽ tỏ ra bối rối khi bị người lớn hỏi bất kì, ngẫu nhiên một phép tính mà không theo thứ tự chúng đã học. Đó là hậu quả của việc học vẹt.

Vì vậy, không dừng lại ở việc học thuộc lòng, trẻ nên có ý niệm riêng rẽ, cụ thể về ý nghĩa của từng từ chữ Hán nếu không sẽ khó có thể đi tiếp chặng tiếp theo chinh phục ngôn ngữ này. Trẻ Nhật cũng mất tới 6 năm để học được hơn 1000 từ Kanji nên các bậc phụ huynh không nên quá vội, thúc ép con em mình , dễ gây cho chúng áp lực. Việc học khi có quá nhiều áp lực dễ khiến các con chọn cách học chống đối, không tiếp thu được kiến thức. Chính lúc này các con sẽ không còn cách nào khác ngoài việc rơi vào “bẫy học vẹt”. Điều này cực kỳ nguy hiểm, nên ba mẹ hãy là người sát cánh đồng hành cùng con chứ không nên trở thành người ép buộc các con nhé. Thấu hiểu các con là bước tiên quyết để tạo nên thành công trong bất cứ con đường nào trẻ đi, ba mẹ hãy nhớ kỹ điều này nhé.

Vậy làm sao để hiểu được nghĩa từ Kanji???

Đọc nhiều, tiếp xúc thật nhiều là cách cơ bản, tối ưu nhất. Bất kể ngôn ngữ nào, việc được tiếp xúc nhiều với chúng sẽ cho ta thói quen học từ tốt, nhớ lâu kiến thức. Minh chứng chính là việc “quen tay hay làm” ở những người thợ lành nghề. Người thợ giỏi chưa chắc đã là người biết nhiều, mà họ chính là những người làm nhiều rồi thành quen, tự đúc kết ra kinh nghiệm cho mình. Không bài học nào quý giá bằng việc tự bản thân nhận thức, tự bản thân rút ra.

Bạn nên cho trẻ học từ kèm theo những hình ảnh, màu sắc hấp dẫn để các con ghi nhớ lâu hơn nhé. Đặc biệt không nên học theo phong cách mau chóng, “đánh nhanh” với tiếng Nhật không thể thắng nhanh mà còn “thua đẹp” đó. Học từng từ một,học từ nghĩa cơ bản, đến thứ tự nét và từng cách đọc của mỗi từ nhé các bậc phụ huynh

Bên cạnh đó, sẽ có những câu chuyện thú vị, mẹo vặt cho một vài từ chữ Hán đặc biệt để cho các bé dễ nhớ hơn.

Phương pháp học viết chữ Hán

“Viết ra” luôn là cách giúp nhớ từ một cách truyền thống nhưng đầy hiệu quả. Nếu mặc dù chúng ta đã chọn đọc chậm từng từ nhưng không thể làm chậm và chắc tư duy bằng viết. Viết là hành động lặp đi lặp lại nhiều lần các nét, dần dần đưa chúng vào phản xạ vô điều kiện của não ta.

Cách chúng ta học tiếng Việt cũng vậy, mặc dù bây giờ khi lớn,mọi nét chữ đều bắt đầu khá bản năng, là thói quen của việc học nét lúc trẻ kế thừa lại. Nhưng mặc dù không nhớ thứ tự các nét của bảng chữ cái tiếng Việt, bạn vẫn viết được rất chuẩn? Đó chính là do hàng chục quyển vở luyện viết từ nét đơn, nét phức cho đến chữ cái hoàn chỉnh mà chúng ta được thầy cô hướng dẫn viết thậm chí hàng ngàn lần lúc tiểu học đến mức trở thành phản xạ vô điều kiện.

Vậy chúng ta đều có thể áp dụng cách học này với tiếng Nhật. Lúc viết, trẻ em đã vô tình làm chậm quá trình ghi nhớ lại, nhưng chậm ở đây là chậm chắc, giúp trẻ nhận diện được sự khác nhau cơ bản giữa từng nét chữ, tránh cảm giác chớp nhoáng như khi chúng ta chỉ đọc và không viết lại.

Nghe có vẻ “tầm thường” nhưng thực chất phương pháp học bằng việc lặp đi lặp lại cả viết và đọc chính là phương pháp tối ưu mà được trẻ em Nhật áp dụng cho chính tiếng Nhật của mình. Cũng như một bài viết Nagomi từng đề cập tới việc học nói của trẻ vậy: chúng chỉ lắng nghe, bắt chước và lặp lại.

Cuối cùng, dù là phương pháp “thần thánh” nào thì kiên trì và không được phép nóng vội vẫn là lời khuyên chân thành Nagomi dành cho các mẹ nhé. Hãy thật tin tưởng và cùng trẻ bước chắc quãng đường tiếp theo chinh phục tiếng Nhật nha ba mẹ.

 

 

Copyright © NAGOMI ACADEMY | Design by Minstone Team