Hệ thống giáo dục Nhật Bản

Hệ thống giáo dục Nhật Bản

HỆ THỐNG GIÁO DỤC NHẬT BẢN

 

Giáo dục sau trung học phổ thông của Nhật Bản bắt đầu sau khi hoàn thành 12 năm học bao gồm giáo dục tiểu học (6 năm) và trung học (trung học cơ sở 3 năm, trung học phổ thông 3 năm). Các cơ sở giáo dục sau trung học phổ thông mà du học sinh có thể vào học gồm 5 loại:

(1). Trường kỹ thuật chuyên nghiệp; (2). Trường dạy nghề (Khóa chuyên môn Trường dạy nghề); (3). Cao đẳng; (4). Đại học (Khoa); (5). Sau đại học.

Tùy vào cơ quan thành lập trường, các cơ sở giáo dục được chia thành quốc lập, công lập và tư lập.

 

1.      

LỊCH HỌC VÀ CÁC HỌC KỲ

 

Năm học ở Nhật thường bắt đầu từ tháng 4 hàng năm và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Rất nhiều trường của Nhật áp dụng chế độ semester (chế độ 2 học kỳ), học kỳ đầu từ tháng 4 đến tháng 9, học kỳ sau từ tháng 10 đến tháng 3. Cũng có trường áp dụng chế độ 3 học kỳ và chế độ quarter (chế độ 4 học kỳ). Nhật Bản thường nhập học vào tháng 4, tuy nhiên khoa sau đại học của nhiều trường đại học sẽ nhập học vào tháng 9 hoặc tháng 10

 

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

 Tháng 9

Học kỳ 1

Nghỉ hè

Học kỳ 2

 

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 1

Tháng 2

 Tháng 3

Học kỳ 2

Nghỉ đông

Học kỳ 2

Nghỉ Xuân

       

 

 

 

2.

ĐIỀU KIỆN NHẬP HỌC

 

Về nguyên tắc, để học tiếp lên đại học (khoa), cao đẳng, trường dạy nghề của Nhật Bản, cần phải hoàn thành chương trình học 12 năm tại các trường chính quy. Để học tiếp lên các trường kỹ thuật chuyên nghiệp phải hoàn thành chương trình học 11 năm, để học tiếp lên các trường có hệ sau đại học (khóa học thạc sĩ) phải hoàn thành chương trình học 16 năm.

Trường hợp những học sinh đến từ các nước như Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Malaysia, Mông Cổ v.v. đã hoàn thành 10 hoặc 11 năm giáo dục tiểu học và giáo dục trung học muốn học tiếp lên đại học của Nhật Bản cần đáp ứng các điều kiện dưới đây. Tuy nhiên, ngoài những điều kiện đó cũng có trường yêu cầu đáp ứng những điều kiện khác. Hãy hỏi trường bạn có dự định nhập học trong trường hợp bạn không rõ mình có đủ điều kiện nhập học hay không.

1. Đang học năm 1 hoặc năm 2 tại các cơ sở giáo dục sau trung học phổ thông như khóa đào tạo dự bị trước khi vào học đại học tại nước nhà và sẽ hoàn thành chương trình học 12 năm tại các trường chính quy.

2. Hoàn thành khóa đào tạo dự bị được Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ chỉ định (chỉ áp dụng với những học sinh đã hoàn thành khóa học tương đương với cấp trung học phổ thông của Nhật Bản). Tuy nhiên, những học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học và giáo dục trung học chưa đủ 12 năm, trong trường hợp đã hoàn thành chương trình học trên 11 năm tại những nước mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ chỉ định thì cho dù chưa hoàn thành khóa đào tạo dự bị vẫn đủ điều kiện nhập học.

 

3.

BẰNG CẤP (HỌC VỊ), CHỨNG CHỈ ĐẠT ĐƯỢC VÀ SỐ NĂM ĐÀO TẠO

 

Sau đại học

Khóa học

Bằng cấp, chứng chỉ đạt được

Số năm đào tạo tiêu chuẩn

Khóa học tiến sĩ (1)

Tiến sĩ

5 năm

Khóa học thạc sĩ

Thạc sĩ

2 năm

Khóa học lấy bằng chuyên ngành

Thạc sĩ (chuyên ngành)

2 năm

Tiến sĩ Luật (chuyên ngành)

3 năm

Tiến sĩ giáo dục (chuyên ngành)

2 năm

Đại học (khoa)

Các khoa thông thường, khoa dược khóa 4 năm

Cử nhân

4 năm

 

Y khoa, nha khoa, Thú y, Khoa dược khóa 6 năm

6 năm

Cao đẳng (2,5)

 

Cao đẳng

2 – 3 năm

Trường kỹ thuật chuyên nghiệp (3,4,5)

 

Bậc cao đẳng

3 năm (Thương mại hàng hải là 3 năm 6 tháng)

Trường dạy nghề

Khóa học chuyên môn (trường dạy nghề)

Chuyên môn

2 năm trở lên

Chuyên môn cao cấp

4 năm trở lên

  1. Khóa đào tạo tiến sĩ được chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn đầu (2 năm, tương đương với thạc sĩ của Việt Nam) và giai đoạn sau (3 năm tương đương với tiến sĩ của Việt Nam). Thời gian đào tạo bắt buộc của khóa đào tạo tiến sĩ ngành y học, nha học, dược và thú ý hệ 6 năm sau khi hoàn thành đủ 6 năm học bậc đại học là 4 năm.
  2. Sai khi tốt nghiệp cao đẳng có thể nhận được bằng “cử nhân” nếu học tiếp khóa chuyên ngành (1-2 năm).
  3. Thông thường, thời gian hoàn thành đào tạo tại các trường kỹ thuật chuyên nghiệp là 5 năm nhưng du học sinh được chấp nhận vào học từ năm thứ 3. Sau khi tốt nghiệp, nếu hoàn thành khóa chuyên ngành (2 năm) có thể nhận được bằng “cử nhân”.
  4. Danh xưng “bậc cao đẳng” của Trường kỹ thuật chuyên nghiệp, “chuyrn môn” hoặc “chuyên môn cao cấp” trường dạy nghề là chứng chỉ không phải bằng cấp.
  5. Có thể nhận được bằng “cử nhân” nếu hoàn thành khóa chuyên ngành của trường cao đẳng, khóa học nâng cao của trường kỹ thuật chuyên nghiệp được tổ chức hỗ trợ cải cách đại học và cấp học vị (NIAD-QE) công nhận và vượt qua kỳ thi của NIAD-QE. Hãy xác nhận với trường bạn có nguyện vọng theo học để biết thêm thông tin chi tiết.

 

Q

 Bằng cấp được cấp tại Nhật có giá trị tại các nước khác không?

A

Thông thường các bằng cấp tại Nhật có giá trị tương đương với bằng cấp nhận

 

được ở các nước khác. Tuy nhiên, tùy theo mỗi quốc gia, có những nơi Bộ giáo dục hoặc cơ quan thẩm định (Tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp tư nhân .v.v.) sẽ đánh giá bằng cấp nhận được ở nước ngoài. Bạn nên xác nhận trước với các cơ quan liên quan ở nước mình về vấn đề này.

 

 

 

ĐẠI HỌC (KHOA), CAO ĐẲNG

 

Là cơ sở giáo dục trung tâm của hệ thống đào tạo sau trung học phổ thông, về nguyên tắc thười gian đào tạo ở trường đại học là 4 năm, cao đẳng là 2 năm. Tùy từng trường sẽ có cơ chế sinh viên dự thính không chính quy, sinh viên tự do lựa chọn môn học. Bên cạnh chế độ du học dài hạn với mục đích lấy bằng, còn có chế độ du học ngắn hạn ngoài mục đích trên

 

1.

ĐIỀU KIỆN NHẬP HỌC

 

Cần đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Đã hoàn thành chương trình học 12 năm tại các trường ngoài nước Nhật.
  2. Đủ 18 tuổi, đỗ kỳ thi kiểm tra học lực tương đương hoàn thành chương trình học 12 năm ngoài nước Nhật.
  3. Đủ 18 tuổi, hoàn thành việc học tại các trường dành cho người nước ngoài đã được chỉ định tại Nhật, tương đương với trường trung học phổ thông ngoài nước Nhật.
  4. Đã hoàn thành chương trình học trên 11 năm ngoài nước Nhật, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ chỉ định.
  5. Đủ 18 tuổi, có bằng Tú tài quốc tế, bằng Abitur, bằng Tú tài Pháp hoặc trong kì thi GCEA bạn đạt đủ điểm mà trường yêu cầu.
  6. Đủ 18 tuổi, đã hoàn thành chương trình học 12 năm tại các cơ sở giáo dục được các tổ chức đánh giá quốc tế (WASC, CIS, ACSI) công nhận.
  7. Đủ 18 tuổi, đỗ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
  8. Đáp ứng được một trong các điều kiện nhập học theo luật giáo dục trường học ngoài các điều kiện trên.
  9. Đủ 18 tuổi, được công nhận có học lực tương đương hoặc cao hơn người đã tốt nghiệp trung học phổ thông theo đánh giá điều kiện nhập học riêng của từng trường.

※Từ 1~3, nếu chương trình học không đủ 12 năm hoặc không hoàn thành khóa học được chỉ định ở nước ngoài, có những trường hợp cần hoàn thành khóa đào tạo dự bị được chỉ định hoặc hoàn thành chương trình học của cơ sở thực tập.

 

2.

CHỌ TRƯỜNG

 

Đại học, cao đẳng

Điểm liên quan khi chọn trường!

 

 

1.Nội dung giờ học, nội dung nghiên cứu

Có phải là giờ học mình thực sự muốn không? Có thể nghiên cứu không? Có giáo viên mình muốn học không?

2.Khóa học (chương trình học)

Có khóa học học cùng người Nhật không? Có khóa học lấy được bằng mà chỉ cần học bằng tiếng Anh không? Có khóa học dài hạn không? Có khóa học ngắn hạn không?

3.Trang thiết bị nghiên cứu

Có đầy đủ trang thiết bị không?

4. Kỳ thi đầu vào

Có chế độ cho phép nhập học trước khi sang Nhật không? Có kỳ thi đặc biệt dành cho du học sinh không?

5.Thành tích nhận du học sinh, cơ chế hỗ trợ du học sinh

Có giờ học bổ trợ tiếng Nhật không? Có nhân viên hỗ trợ du học sinh không? Có hỗ trợ tìm việc không?

6.Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp

Học tiếp lên hệ sau đại học? Nơi làm việc?

7.Học phí, chi phí cần thiết khác

Năm đầu? Từ năm thứ 2 trở đi? Tổng số tiền tới lúc tốt nghiệp?

8.Cấp học bổng

Trường có chế độ học bổng hoặc chế độ miễn, giảm học phí không? Tỉ lệ được nhận?

9.Nơi ở

Trường có ký túc xá hoặc khu nhà ở dành cho sinh viên không? Có tìm giúp phòng trọ không?

10.Môi trường sinh sống và học tập

Trường có môi trường thuận lợi cho học tập và sinh hoạt không? ở thành phố lớn hay tỉnh lẻ? Có thể thích ứng với khí hậu nơi đó không?

 

3.

HỒ SƠ CẦN NỘP

 

1.Đơn xin nhập học (Theo mẫu của trường)

  1. Bằng tốt nghiệp (Giấy chứng nhận tốt nghiệp) trung học phổ thông
  2. Bảng điểm trung học phổ thông
  3. Thư tiến cử của Hiệu trưởng hoặc Giáo viên trường trung học phổ thông
  4. Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật hoặc tiếng Anh
  5. Giấy tờ khác

Giấy tờ cần nộp sẽ khác nhau tùy từng trường, hãy hỏi trực tiếp để nắm được thông tin chi tiết.

 

4.

KỲ THI ĐẦU VÀO

 

Nhiều trường, ngoài kỳ thi đầu vào dành cho đối tượng là thí sinh người Nhật, còn tổ chức kì thi đầu vào dành cho người nước ngoài (du học sinh). Các trường sẽ đối chiếu các mục dưới đây để tuyển chọn. Tùy từng trường sẽ có cách thức thi tuyển khác nhau, hãy xem kỹ hướng dẫn thi của trường đó.

  1. Đánh giá hồ sơ
  2. Kiểm tra học lực
  3. Phỏng vấn
  4. Viết tiểu luận, bài văn
  5. Kiểm tra tính phù hợp và năng lực khác
  6. Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU)
  7. Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT)
  8. Kỳ thi đại học toàn quốc

 

5.

ĐỂ TỐT NGHIỆP, HOÀN THÀNH KHÓA HỌC

 

   Nếu tốt nghiệp đại học và đạt đủ tiêu chuẩn dưới đây sẽ được cấp bằng “Cử nhân”.

 

Phân loại

Số năm đào tạo tiêu chuẩn

Số tín chỉ đạt được

Bằng cấp đạt được

Đại học (Khoa)

Khoa thông thường, Khoa dược 4 năm

4 năm

124 tín chỉ trở lên

Cử nhân

Khoa Y, Nha khoa, Thú y và khoa dược hệ 6 năm

6 năm

Khoa Y, Nha khoa 188 tín chỉ trở lên

Thú y                     182 tín chỉ trở lên

Dược                     186 tín chỉ trở lên

 

Cao đẳng

Chương trình học 2 năm

62 tín chỉ

Cao đẳng

Chương trình học 3 năm

93 tín chỉ

 

 

Copyright © NAGOMI ACADEMY | Design by Minstone Team